CHUYÊN MỤC: KHU DÂN CƯ
I. GIỚI THIỆU KHU DÂN CƯ:
Tên dự án: KHU DÂN CƯ THUẬN PHÁT LAND.
Địa điểm dự án: thị trấn Lai Uyên, huyện Bầu Bàng, tỉnh Bình Dươg.
Tổng diện tích dự án: 7,9 ha – 440 nền.
Loại hình: Đất nền, nhà phố, biệt thự.
Ngân hàng hỗ trợ: 50%
Pháp lý: đã có 1/500.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Địa Ốc Nam Thuận Phát.
Đánh giá chung:
- Vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc xây dựng khu dân cư, có điều kiện phát triển và khả năng hấp dẫn đầu tư cao. Khu vực quy hoạch có vị trí thuận lợi về giao thông, gần các đô thị, nằm trong vùng hệ thống giao thông đường bộ đang phát triển.
- Môi trường tự nhiên rất tốt.
- Việc đầu tư xây dựng khu nhà ở tại vị trí đã lựa chọn là thuận lợi về mặt giải phóng mặt bằng cũng như các điều kiện để phát triển hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ hỗ trợ như cấp điện, cấp nước, viễn thông… có thể đầu tư & khai thác ngay sau khi thực hiện quy hoạch chi tiết.
Tác động tích cực của dự án:
Khi khu nhà ở hình thành sẽ đem lại các tác động tích cực sau đây:
- Cụ thể hóa Quy hoạch chung đô thị thị trấn Lai Uyên, huyện Bầu Bàng.
- Xây dựng khu nhà ở theo hướng hiện đại, đồng bộ công trình kiến trúc, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật với các chỉ tiêu phù hợp với tiêu chuẩn và các quy định hiện hành nhằm nâng cao môi trường sống người dân và góp phần vào việc xây dựng thị trấn Lai Uyên.
- VỊ TRÍ:
Phía Bắc: giáp với TTHC Chơn Thành.
Phía Nam: giáp với TTHC Bầu Bàng.
Phía Đông: giáp Quốc Lộ 13
Phía Tây: giáp Khu Dân Cư hiện hữu.
- GIAO THÔNG:
ĐUÒNG QUỐC LỘ 13:
Quốc lộ 13 là trục giao thông xương sống của hệ thống giao thông tỉnh Bình Dương. Là chiếc đòn bẩy nâng cao vị thế của Bình Dương từ tỉnh nghèo thuần nông lên vị trí dẫn đầu cả nước về phát triển công nghiệp, đô thị, thu hút đầu tư. Đây cũng là tuyến giao thông đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trên địa bàn tỉnh và các tỉnh thành trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.
Quốc lộ 13 là quốc lộ theo hướng Nam – Bắc, từ Thành phố Hồ Chí Minh qua Bình Dương, Bình Phước và kết thúc tại cửa khẩu Hoa Lư, biên giới Việt Nam – Campuchia. Quốc lộ 13 nối với quốc lộ 7 của Campuchia và đến lượt quốc lộ 7 này lại nối với quốc lộ 13 của Lào.
Quốc lộ 13 bắt đầu (km 0) từ ngã 5 Đài Liệt sĩ (thành phố Hồ Chí Minh) qua các quận Bình Thạnh, Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), thành phố Thuận An, thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát và huyện Bàu Bàng (tỉnh Bình Dương), các huyện Chơn Thành, Hớn Quản, thị xã Bình Long và huyện Lộc Ninh, đến cửa khẩu Hoa Lư (tỉnh Bình Phước) (km 140 + 500)
Quốc lộ 13 giao nhau với quốc lộ 14 tại huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.
Quốc lộ 13 khi vào địa phận tỉnh Bình Dương còn có tên gọi khác là Đại lộ Bình Dương.
- Tổng chiều dài140,5 km;
- Mặt đường rộng từ 5 m đến 7 m; Đến năm 2002, bề rộng mặt đường đoạn từ ngã tư Bình Phướcđến Bến Cát đã được mở rộng từ 4 – 6 làn xe; chiều rộng từ 16 – 24 m.
- Trải bê tông nhựa99,6 km, đá nhựa 14 km và đường đất 28,57 km;
- Trên đường có 9 cầu, tải trọng đến 25 tấn.
QUY HOẠCH MỞ RỘNG:
- Sở Giao thông – Vận tải (GTVT) đưa ra phương án mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 13 nhằm khắc phục khó khăn trong việc di chuyển của người dân. Dự án sẽ được thực hiện theo hình thức đối tác công tư, hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT) có tổng vốn đầu tư lên đến 1.411 tỷ đồng không bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng.
- Dự án sẽ nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 từ Cổng chào Vĩnh Phú (Km1+315) đến điểm giao với đường Lê Hồng Phong (Km15+018,28) cụ thể như sau:
Mở rộng về bên phải thêm 02 làn xe (nâng tổng số làn đường lên là 8) và đầu tư vỉa hè, cây xanh thoát nước đồng bộ.
Dự kiến thời gian thực hiện dự án là từ năm 2019 đến 2022. Sau khi hoàn thành dự án sẽ sử dụng trạm 1 và trạm 2 để thu phí trên từng nhóm phương tiện để thu hồi vốn đầu tư và mức tăng phí hàng năm không vượt quá theo quy định của Bộ Tài chính.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, khi dự án này được thực hiện sẽ tạo bước đột phá để TP.HCM kết nối với tỉnh Bình Dương – vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thông với các tỉnh Bình Phước, Đắk Nông và hàng loạt tỉnh Tây Nguyên. Điều này sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế nói chung và bất động sản Bình Dương nói riêng.
Đầu tư cầu vượt qua các giao lộ ngã tư Bình Hòa và Hữu Nghị, quy mô 4 làn xe, các nút giao khác nghiên cứu mở rộng để tăng khả năng thông hành.
Đầu tư hệ thống thoát nước dọc, kết hợp chiếu sáng hai bên đường đoạn từ thị xã Bến Cát đến Bàu Bàng (cầu Tham Rớt).
CAO TỐC MỸ PHƯỚC – TÂN VẠN:
Đường Mỹ Phước – Tân Vạn là tuyến đường giao thông đang được xây dựng để kết nối khu công nghiệp Mỹ Phước tại thành phố mới Bình Dương với tỉnh Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh dài 38 km. Điểm đầu tại phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát đi qua thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An và điểm cuối là nút giao thông Tân Vạn. Đây là tuyến đường quan trọng kết nối trung tâm thành phố mới Bình Dương với Biên Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh, vận chuyển hàng xuất khẫu từ các khu công nghiệp ở Bình Dương về các cảng ở Sài Gòn và Đồng Nai nhằm giảm tải cho quốc lộ 13 và tỉnh lộ 743, toàn tuyến có 5 cầu vượt 3 nút giao và quy mô 8 làn xe.
Dự án đường Mỹ Phước – Tân Vạn khởi công cách đây hơn 10 năm. Dự án kéo dài từ đường DT741 đến quốc lộ 1A, với chiều dài 26,5km, đi qua các địa phương Thuận An, Dĩ An và thị xã Thủ Dầu Một. Sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng, hiện nay, Tổng công ty Becamex IDC đang triển khai đầu tư xây dựng đoạn từ Bàu Bàng đến Mỹ Phước có chiều dài 11km, nhằm thông tuyến từ Bàu Bàng đến quốc lộ 1A trong năm 2019. Trên công trường thi công đoạn Mỹ Phước – Bàu Bàng (hay còn gọi là đường Mỹ Phước – Tân Vạn nối dài), mỗi ngày các đơn vị thi công đã huy động hàng trăm phương tiện, máy móc và nhân công tăng ca liên tục để thi công hệ thống thoát nước; lù lèn nền hạ.
Tiến độ đường tạo lực Mỹ Phước – Bàu Bàng:
Đường tạo lực Mỹ Phước – Bàu Bàng (hay còn gọi là đường Mỹ Phước – Tân Vạn nối dài) có chiều dài 10,9km, đi qua hai địa phương là TX.Bến Cát (4,1km) và huyện Bàu Bàng (6,8km). Đường được thiết kế theo chuẩn đường đô thị, vận tốc 80km/giờ, mặt đường 61m với 10 làn xe có đầy đủ hệ thống hạ tầng: điện, cấp thoát nước, viễn thông, cây xanh, vỉa hè, dải phân cách giữa… Công trình là điểm nhấn kiến trúc trong phát triển công nghiệp – đô thị 2 địa phương TX.Bến Cát và Bàu Bàng; là chuỗi giao thông liên kết các khu công nghiệp – đô thị từ phía bắc đến phía nam của tỉnh. Công trình cũng mở ra hướng kết nối giao thông liên vùng từ biên giới Campuchia qua đường Hồ Chí Minh công nghiệp hóa về Chơn Thành (Bình Phước), Bình Dương và ra các cảng nước sâu tại TP.Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, sân bay quốc tế Long Thành trong tương lai.
Công trình có tổng mức đầu tư xây dựng dự kiến là 5000 tỷ đồng, được sử dụng từ vốn của doanh nghiệp cho phần thi công xây lắp ; và phần giải tỏa bồi thường được sử dụng từ nguồn ngân sách Tỉnh. Xác định đây là công trình trọng điểm, Becamex IDC đang có những quyết tâm để đẩy nhanh tiến độ. Đường Mỹ Phước – Tân Vạn là công trình giao thông trọng điểm của Bình Dương chỉ đứng sau Quốc lộ 13. Khi hoàn thành sẽ góp phần hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối giữa các khu, cụm công nghiệp và khu đô thị trong tỉnh đến các cảng biển và sân bay quốc tế, góp phần quan trọng tạo lợi thế để thu hút đầu tư, giảm chi phí vận tải của doanh nghiệp, thúc đẩy kinh tế xã hội Bình Dương tiếp tục tăng trưởng.
Theo các chuyên gia bất động sản một khi tuyến đường Mỹ Phước – Bàu Bàng hoàn thành thì bất động sản khu vực Bàu Bàng tăng đột biến. Do khả năng kết nối thuận tiện về TP HCM và sân bay Quốc Tế Long Thành. Hiện tại ở Bàu Bàng chủ đầu tư Thuận Phát Land đã triển khai đến dự án Khu Dân Cư Thuận Phát Land, có quy mô lên tới 7,9ha hơn 440 nền với giá bán dự kiến chỉ từ 700 triệu/nền. Ví trí dự án Thuận Phát Land nằm gần mặt tiền quốc lộ 13 thuộc Thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. Điểm nổi bật dự án Thuận Phát Land là cách QL13 chỉ 300m và cặp sát Chợ, Bệnh viện, Trường học, UBND, Điện máy, Thế giới di động…
ĐƯỜNG DT750:
Đường DT750 trong quy hoạch giao thông Bình Dương nắm giữ vị trí then chốt với nhiều hạng mục quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh.
Tuyến đường DT750 được nhắc đến khá nhiều trong những số những công trình giao thông có giá trị lớn đối với kinh tế – xã hội Bình Dương. Đây cũng là tuyến đường mà giới đầu tư bất động sản đánh giá cao tiềm năng nhà đất quanh khu vực này.
Theo quy hoạch giao thông Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn 2030 ở những kế hoạch chi tiết, đường DT750 tham gia vào rất nhiều nội dung mang tính chiến lược ở mục quy hoạch hệ thống đường bộ do tỉnh Bình Dương quản lý.
Đường ĐT.750 dài 56km: Điểm đầu giáp đường ĐT741 (ngã ba Bến Trám), điểm cuối Cầu Tàu Dầu Tiếng, quy hoạch cụ thể:
- Trước năm 2020, triển khai đoạn từ ngã ba Bến Trám đến ngã tư làng 10, quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường cấp 3, quy mô 04 làn xe, lộ giới 42m.
- Sau năm 2020, mở rộng đoạn từ ngã ba Trừ Văn Thố đến ngã tư làng 10, quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường đường cấp 2 với quy mô 06 làn xe, lộ giới 42m.
ĐƯỜNG DT741:
Tỉnh lộ 741 là tuyến đường bộ liên tỉnh dài 198 km đi qua các tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Đắk Nông, có tiền thân là quốc lộ 14 cũ.
Tuyến đường có điểm đầu là ngã tư Sở Sao (giao với quốc lộ 13) thuộc địa phận thành phố Thủ Dầu Một và thị xã Bến Cát, đi qua các huyện Bắc Tân Uyên, Phú Giáo (tỉnh Bình Dương), các huyện thị Đồng Phú, Đồng Xoài, Phú Riềng, Phước Long, Bù Gia Mập và điểm cuối giao với tỉnh lộ 686 tại thôn 2, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông. Tỉnh lộ 741 giao với quốc lộ 14 tại ngã tư Đồng Xoài.
Hiện nay, đoạn từ ngã tư Sở Sao đến ngã tư Cổng Xanh mang tên đường Nguyễn Văn Thành, đoạn qua thành phố Đồng Xoài mang tên đường Phú Riềng Đỏ. Ngoài ra, tuyến đường còn đi qua vườn quốc gia Bù Gia Mập.
Năm 2007, tỉnh lộ 741 được nâng cấp mở rộng giai đoạn 1, đoạn từ ngã tư Cổng Xanh đến Đồng Xoài với 6 làn xe. Hiện nay, giai đoạn 2 đang được thi công đoạn từ ngã tư Sở Sao đến ngã tư Cổng Xanh.
ĐƯỜNG VĐ4 HỒ CHÍ MINH:
TUYẾN METRO 3 TDM – BẦU BÀNG:
Theo Quyết định 893/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bỉnh Dương đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025, hệ thống đường sắt đô thị tại Bình Dương sẽ bao gồm 6 tuyến trên cao và 01 tuyến mặt đất.
Mục tiêu phát triển đường sắt đô thị là giải quyết được vận tải hành khách công cộng. Do đó, phải xây dựng các tuyên đường sắt đô thị theo hướng: Một là hướng tâm từ trung tâm đô thị Thủ Dầu Một – đô thị mới Bình Dương và tuyến đi Dầu Tiếng, với 6 tuyến trên cao và 01 tuyến mặt đất.
Tuyến số 1: Nối trung tâm đô thị mới với Ga Suối Tiên (ga cuối cùng của đường metro số 1 (ở TP. Hồ Chí Minh) từ Bến Thành đi Suối Tiên đang thi công và sẽ hoàn thành vào năm 2018). Tuyến số 1 của Bình Dương sẽ đi trên cao. Dự kiến ưu tiên xây dựng để hoàn thành trước năm 2020 nối với Suối Tiên thông suốt từ trung tâm đô thị mới qua các vùng phía Nam Bình Dương và đến TP. Hồ Chí Minh.
Tuyến số 2: Từ TP. Thủ Dầu Một đi TP. Hồ Chí Minh là tuyến tàu điện nhẹ (light metro). Tuyến sẽ đi trên cao dọc theo QL.13 qua Vĩnh Bình (Bình Dương) nối với tuyến metro số 3 (TP. Hồ Chí Minh) tại ngã tư Bình Phước. Tuyến này dài 24,2 km sẽ xây dựng sau năm 2020.
Tuyến số 3: Thành phố mới Thủ Dầu Một – Mỹ Phước – Bàu Bàng – Long Nguyên. Tuyến dài 32,3 km, kết nối trung tâm Đô thị mới với trung tâm Nam Bến Cát; chạy trên cao, xây dựng sau năm 2020.
Tuyến số 4: Bắt đầu từ ga trung tâm Thành phố mới – Uyên Hưng – Tân Thành. Toàn tuyến dài 22,3 km, kết nối từ trung tâm đến phía Đông, đi trên cao, sẽ xây dựng sau 2020.
Tuyến số 5: Chạy từ Vĩnh Phú (Thuận An) – Miễu ông Cù. Tuyến nảy nhằm vận chuyển công nhân trong các KCN và nối với metro số 4 vào TP. Hồ Chỉ Minh; sẽ chạy trên caó, xây dựng sau năm 2020.
Tuyến số 6: Từ Thành phố mới đi Vĩnh Phước. Tuyến dài 29,6 km, chạy trên cao, sẽ xây dựng sau năm 2020.
Tuyến số 7: Là tuyến từ Mỹ Phước đi Dầu Tiếng, dài 38,8 km, là tuyến chạy trên mặt đất, sẽ xây dựng sau năm 2020.
- TIỆN ÍCH:
- KHU CÔNG NGHIỆP & ĐÔ THỊ BẦU BÀNG:
Khu công nghiệp và đô thị Bàu Bàng thuộc địa bàn các xã Lai Hưng và Lai Uyên, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Với những lợi thế và ưu điểm có được dự án đang là điểm nóng thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Diện tích qui hoạch 2200 ha trong đó: Công nghiệp 1.000 Ha,dịch vụ: 1.200 Ha.
Khu công nghiệp và đô thị Bàu Bàng thuộc địa bàn các xã Lai Hưng và Lai Uyên, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Khu công nghiệp có vị trí giao thông rất thuận lợi, nằm ngay trên tuyến Quốc lộ 13, thuộc vùng cửa ngõ giao thương quan trọng giữa miền Đông Nam bộ và miền Trung Tây nguyên.
Giới thiệu :
Với kinh nghiệm có được từ việc xây dựng thành công Khu công nghiệp VSIP và Khu công nghiệp Mỹ Phước, Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp Becamex IDC đã quy hoạch và xây dựng Khu công nghiệp và đô thị Bàu Bàng với những ưu điểm vượt trội. Với những lợi thế và ưu điểm có được Khu công nghiệp và đô thị Bàu Bàng đang là điểm nóng thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Nhiều dự án quan trọng của các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, …. và của các quốc gia và vùng lãnh thổ khác đã được cấp phép và đang triển khai xây dựng tại đây.
Song song với phát triển công nghiệp, Khu đô thị và dịch vụ Bàu Bàng cũng đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư bởi lối kiến trúc hiện đại, tiện nghi, phù hợp với cảnh quan khu vực tạo nên một tổng thể kiến trúc tuyệt đẹp và độc đáo. Mặt tiền đường chính rộng 62 m, đường phụ rộng 4 m chỉ cách đại lộ Bình Dương (Quốc lộ 13) 100 m. Chính sự phù hợp, tiện nghi và thông thoáng đã tạo cảm giác thoải mái trong sinh hoạt và cũng rất thuận lợi cho việc kinh doanh.
Diện tích qui hoạch : 2200 ha trong đó:
Công nghiệp: 1.000 Ha.
Dịch vụ: 1.200 Ha.
- Khu Công Nghiệp Nông Lâm Đài Loan: Còn gọi là KCN Cây Trường 2, quy mô 700ha.
- Khu Công Nghiệp Trừ Văn Thố.
- Khu Công Nghiệp Becamex Bình Phước.
Khu công nghiệp Becamex – Bình Phước thuộc địa bàn huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước, có diện tích 4,600 ha, trong đó khoảng 2,400 ha đất phát triển công nghiệp và 2,200 ha đất dịch vụ và đô thị.
Khu công nghiệp Becamex – Bình Phước có vị trí giao thông rất thuận lợi, nằm ngay trên tuyến Quốc lộ 14, thuộc vùng cửa ngõ giao thương quan trọng giữa Đông Nam bộ và miền Trung Tây nguyên.
Với kinh nghiệm có được từ việc xây dựng thành công Khu công nghiệp VSIP Khu công nghiệp Mỹ Phước và Khu công nghiệp Bàu Bàng, Tổng Công ty Becamex IDC đã quy hoạch và xây dựng Khu công nghiệp Becamex – Bình Phước với những ưu điểm vượt trội. Song song với phát triển công nghiệp, Khu công nghiệp Becamex – Bình Phước cũng đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư bởi kiến trúc hiện đại, tiện nghi, phù hợp với cảnh quan khu vực tạo nên một tổng thể kiến trúc tuyệt đẹp và độc đáo. Mặt tiền đường chính rộng 62m, đường phụ rộng 5m chỉ cách Quốc lộ 14 khoảng 100m. Chính sự phù hợp, tiện nghi và thông thoáng đã tạo cảm giác thoải mái trong sinh hoạt và cũng rất thuận lợi cho việc kinh doanh.
Khu công nghiệp Becamex – Bình Phước nằm cạnh khu vực tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam (Tp.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu và Đồng Nai), cách TP.Hồ Chí Minh 80 Km và thành phố Thủ Dầu Một 60 Km về phía Bắc, Khu công nghiệp Becamex – Bình Phước có một vị trí địa lý kinh tế thuận lợi với các ưu điểm:
- Gần cảng biển, sân bay quốc tế, cách trung tâm dịch vụ thương mại tại Tp.Hồ Chí Minh (120 phút đi xe), cách Tân Cảng 100 Km, cụm cảng Sài Gòn, VICT, ICD Phước Long và cách sân bay quốc tế Tân Sân Nhất 80 Km.
- Tiếp giáp với Quốc lộ 14 đã được nâng cấp và mở rộng 06 làn xe, là tuyến đường huyết mạch nối liền Bình Phước với các tỉnh lân cận. Đặc biệt, tỉnh Bình Dương đang hoàn thiện thi công tuyến đường Bình Phước – Bàu Bàng – Tân Vạn kết nối với Quốc Lộ 51 nhằm tận dụng tối đa lợi thế của các cảng biển như Hiệp Phước, Cát Lái (TP.HCM) và Cái Mép, Thị Vải (Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu) và sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai). Các nhà đầu tư tại khu công nghiệp sẽ tiếp cận địa bàn các tỉnh Tây nguyên và miền Trung cũng như Tp. Hồ Chí Minh một cách thuận lợi nhất
- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Phước là 1 tỉnh có vị thế chiến lược tuyệt vời cho đầu tư sản xuất công nghiệp, phục vụ nhu cầu trong nước và cả khu vực Châu Á. Tiếp giáp với Bình Dương và gần kề TP.HCM, Bình Phước được thừa hưởng toàn bộ tiện ích từ cơ sở hạ tầng và dịch vụ cả hai đô thị này. Phát triển Bình Phước thành trung tâm công nghiệp hiện đại, tiếp tục thu hút mạnh đầu tư FDI vào vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là mục tiêu chiến lược của chính phủ Việt Nam và lãnh đạo tỉnh Bình Phước trong những năm gần đây.
- Đặc điểm điều kiện đất nền cứng (không cần gia cố nền móng), độ cao 28m-32m so với mực nước biển sẽ giúp nhà đầu tư tiết kiệm khoảng 30% chi phí xây dựng.
- Khu Công Nghiệp Tân Bình 2.
Quy mô 352ha đã đi vào hoạt động
2020 mở rộng 1000ha về hướng bàu bàng.
- DÂN CƯ:
Dân cư tập trung đông đúng, kinh doanh buôn bán tập nập.
Dự án quy mô 440 nền, thu hút 1.668 dân.
- GIÁ:
Giá được hỗ trợ 30%.
Diện tích: 65m2, 70m2, 80m2, 90m2, >100m2.
Giá: từ 490 triệu – 800 triệu.
- PHÁP LÝ:
Quyết định 1/500, 6 tháng có sổ
Thổ cư 100%
- TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
Thứ nhất, Bầu Bàng là một khu đô thị kinh tế trọng điểm của Binh Dương và khu vực cặp sát, tập trung nhiều cụm KCN lớn cũng như nhiều dự án quy mô và nhiều tập đoàn lớn về đầu tư. BB là cửa ngõ phía Bắc của BD tiếp giáp với TT Chơn Thành, nằm dọc trên tuyết QL13 huyết mạch, địa hình bằng phẳng, nền đất cứng, nguồn nước dồi dào nên BB có nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác các tiềm năng về phát triển kinh tế công nghiệp với mục tiêu trở thành 1 trong những trung tâm công nghiệp phía bắc của BB.
Thứ hai, nằm giữa lòng KĐT – KCN BB đã đi vào hoạt động 5 năm nay với gần 100.000 dân và nguồn lao động đang sinh sống, làm việc và kinh doanh tại đây. Thuận Phát Land cùng 1 số KDC khác trên địa bàn hình thành với nhiệm vụ phục vụ nhà ở và cũng như phát triển dân cư tại đô thị.
Thứ ba, với định hướng CN là mũi nhọn hàng đầu qua đó ngoài hình thành và lấp đầy 2 KCN trong 5 năm qua ( KCN&ĐT BB 2200h và KCN TB 352ha), thì định hướng 2020 – 2025 BB đẩy mạnh và phát triển thêm 2 KCN lớn nữa là KCN Lai Hưng (600ha) và KCN Cây Trường (700ha)( KCN nông lâm Đài Loan) và KCN Tân Bình (352ha) đã có chủ trương mở rộng thêm 1.000ha về hướng xã Tân Hưng khi đó diện tích CN trên địa bàn BB sẽ tăng lên hơn 4000ha góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nơi đây và đẩy mạnh phát triển thương mại dịch vụ. Qua đó thấy được BB là TT có nền công nghiệp dịch vụ thương mại phát triển năng động nhất hiện nay trên địa bàn BB khi xuất phát từ 1 huyện thuần nông.
Thứ tư, với hệ thống mạng lưới giao thông hiện đại cũng như CSHT tốt, đặc biệt Thuận Phát Land nằm trên trục đường DT750 lưu thông hàng hóa KCN nâng cao vị thế cũng như góp phần thúc đẩy phát triển nhanh về thu hút xây dựng và đầu tư tại đây, bởi thế Thuận Phát Land có đòn bẩy về tăng giá rất nhanh nhờ vào hệ thống giao thông quan trọng này. Bên cạnh đó DT750 kết nối ra những tuyến đường huyết mạch chính của huyện như QL13 và CT. MP-TV.
Thứ năm, với nguồn lao động trẻ và chiếm 80% không phải là nguồn lao động trên địa bàn bởi vậy nhu cầu mua nhà ở hiện tại và tương lai tại nơi đây là rất cao. Với nhiều tập đoàn lớn và uy tín chính vì thế lao động ở đây thu nhập rất tốt. trung bình 10tr/tháng/người, với mức thu nhập như thế thì 1 cặp vợ ck trẻ nghĩ về vde mua 1 lô đất với giá 600 triệu – 800 triệu.
Thứ sáu, khu tái định cư với khung giá thấp, được hỗ trợ 30% giá. Thị trường sôi động, đây là thời điểm vàng để đầu tư đón đầu cơ hội và kịch bản thăng hoa của Thuận An; Dĩ An xưa sẽ lập lại với BB. Chính sách ưu đãi trải thảm đỏ của huyện trở thành thỏi nam châm thu hút đầu tư tại đây.